Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về Thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” đối với những chiến lược truyền thông Thương hiệu.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu được bắt đầu bằng tên (Brand name) và Biểu trưng (Logo) Thương hiệu, nó được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu, từ những ứng dụng cơ bản nhất trong kinh doanh là tấm Danh thiếp cho đến một website hay một chiến lược quảng cáo rầm rộ. Hệ thống nhận diện Thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về Thương hiệu, xây dựng tính ổn định và vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một HTND Thương hiệu là tính đại chúng.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một công cụ quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.
“Một Thương hiệu mạnh phải có một Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh”
Tại sao phải đầu tư một Hệ thống nhận diện Thương hiệu?
Cho đến nay, hệ thống nhận diện Thương hiệu đã giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể của Thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở nên một phần của văn hóa Công ty.
Cốt lõi của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính nhất quán, trong đó Biểu trưng là xuất phát điểm của Hệ thống nhận diện Thương hiệu. Thông qua nó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu. Như vậy, một Biểu trưng thương hiệu là khơi nguồn của mọi cảm xúc thương hiệu tác động đến người tiêu dùng.
Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những Thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến Thương hiệu. Hệ thống nhận diện Thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ một website cho đến bao bì sản phẩm những thiết kế đều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất.
Không phải tự nhiên mà những Thương hiệu lớn trên thế giới đều có giá trị lên đến hàng chục tỷ đô la, nó liên tục xuất hiện trên những tạp chí thương mại và trở thành những bài học xây dựng Thương hiệu đắt giá. Trong khi Thương hiệu được định giá lên đến hàng tỷ đô la thì có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một tài sản nội tại của Thương hiệu, nó góp một phần quan trọng cho cái giá trị tài chính mà Thương hiệu đạt được.
Những lý do thuyết phục để đầu tư một Hệ thống nhận diện Thương hiệu.
* Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng.
Người tiêu dùng là bất cứ ai, những người có nhu cầu liên quan đến những sản phẩm mà họ cần mua, không phân biệt địa lý, ngôn ngữ, tuổi tác, tầng lớp xã hội.
Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ thống nhận diện Thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.
* Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng.
Mọi hoạt động thương mại dù lớn hay nhỏ đều là bán hàng, những yếu tố mà chúng ta gọi là “chiến lược” thực chất đều nhằm thúc đẩy cho việc bán hàng được tốt hơn.
Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu chiến lược phải biết tập trung vào người tiêu dùng, nó mang giá trị, thông điệp mạnh mẽ nhất của công ty tấn công vào nhận thức của người tiêu dùng. Sự nhất quán của Hệ thống nhận diện Thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà Thương hiệu mang đến cho họ.
* Dễ dàng cho việc xây dựng tài sản Thương hiệu.
Mục tiêu của tất cả các công ty là tạo ra giá trị cổ tức, Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một HTND Thương Hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững. Tài sản Thương hiệu đang được xây dựng và tăng trưởng từng giờ ngay cả khi ta đang ngủ.
Quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu.
Là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hình ảnh và bản sắc hương hiệu, những gói dịch vụ chuyên nghiệp của Công ty cổ phần tạo mẫu in và Quảng cáo Mặt Trời Đỏ được thiết kế mang tính thiết thực và hiệu quả cao, luôn hướng đến sự phục vụ thỏa mãn tối đa những nhu cầu và lợi ích của khách hàng theo cách tối ưu nhất. Với những gói dịch vụ của Công ty cổ phần tạo mẫu in và Quảng cáo Mặt Trời Đỏ, khách hàng có thể dễ dàng tìm được cho mình những giải pháp xây dựng hình ảnh và bản sắc thương hiệu chuyên nghiệp, ấn tượng, hiệu quả, phù hợp nhất với ngân sách đầu tư.
Quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Một quy trình xây dựng và thiết kế hình ảnh, bản sắc thương hiệu thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu khách hàng về: định vị thương hiệu, sản phẩm, khách hàng… . từ đó có thể giúp cho những ý tưởng sáng tạo được hình thành. Phần lớn thời gian của một quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dựa trên tầm cỡ, tính phức tạp cũng như số lượng những hạng mục thiết kế của dự án
Bước 1: Nghiên cứu và Phân tích (Research & Analysis)
Những Dự án xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dù lớn hay nhỏ luôn cần sự phối hợp nghiên cứu và phân tích giữa nhà thiết kế và khách hàng, đây là cách tốt nhất cho những những định hướng sáng tạo mang tính khác biệt rõ ràng với những thương hiệu khác. Về phía khác hàng, chủ doanh nghiệp phải bắt buộc tham gia ngay từ khâu này. Những cuộc nghiên cứu tùy mức độ sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
Kiểm tra nội bộ (Internal audit)
Thống nhất những mục tiêu cụ thể của dự án. Những thông tin, tài liệu liên quan có ích cho dự án hay những cuộc trao đổi, thảo luận bàn tròn cũng có những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích ban đầu.
Thấu hiểu người tiêu dùng (Customer insight)
Những nghiên cứu mang tính thấu hiểu người tiêu dùng sẽ cho những kết quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm ra được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những suy nghĩ, cảm nhận của họ.
Đối thủ cạnh tranh (Competitors):
Nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho nhà thiết kế và khách hàng có những định hướng chiến lược mang tính đúng đắn, điều này sẽ giúp tạo được sự khác biệt và tách biệt với đối thủ.
Bước 2: Chiến lược (Strategy)
Ở bước này những yếu tố định vị và cốt lõi thương hiệu. Ý tưởng nền của khách hàng, khái niệm thiết kế cơ bản (Concept), thông điệp chính phải được xác định một cách rõ ràng. Một bảng tóm tắt về dự án (Project brief) bao gồm những giải pháp và ý tưởng, mục tiêu của dự án và những kết quả nghiên cứu được nhà thiết kế thuyết trình cùng khách hàng.
Hai đến ba định hướng chiến lược của dự án sẽ được đưa ra, khách hàng chọn một, định hướng được chọn là định hướng chính của dự án, tất cả những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp… đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất dự án.
Bước 3: Thiết kế (Design)
Đây là giai đoạn đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của dự án nhằm bước vào triển khai các thiết kế cơ bản. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 4: Bảo hộ (Trademark protection)
Bảo hộ thương hiệu luôn là nhu cầu cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho thương hiệu tránh những sự sao chép, bắt chước từ đối thủ cạnh tranh. Việc đăng ký bảo hộ cũng là bước an toàn cho giai đoạn tung dự án ra thị trường.
Bước 5: Ứng dụng (Application)
Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản, khách hàng điều chỉnh và ký duyệt theo từng nhóm cho đến khi hoàn tất. Các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tham vấn cho khách hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế.
Bước 6: Sản xuất Dự án (Implementation)
Tùy vào thỏa thuận ban đầu giữa khách hàng và nhà thiết kế mà một bản thiết kế có những chi tiết hướng dẫn thiết kế theo từng mức độ khác nhau, nó có thể là những lời tư vấn miệng hay những bản hướng dẫn thiết kế chi tiết (manual guide) cho việc sản xuất dự án. Khách hàng cũng có thể yêu cầu nhà thiết kế trong vai trò là một giám sát và tư vấn để làm việc với nhà cung ứng trong suốt quá trình sản xuất dự án với một khoản phí được thỏa thuận giữa hai bên.
Vai trò giám sát của nhà thiết kế cho việc sản xuất dự án sẽ rất cần thiết và quan trọng, những kinh nghiệm của nhà thiết kế sẽ giúp cho kết quả sản xuất dự án đạt được độ chính xác cao, hạn chế rủi ro hoặc phát sinh. Ngoài ra còn giúp cho khách hàng chọn được những nhà cung ứng có năng lực và tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư.
Làm Sao Để Đo Giá Trị Của Một Thương Hiệu?
1/ Thêm khách hàng mới:
Khách hàng là yếu tố sống còn của một công ty, khách hàng chịu mua sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta đã được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên việc phát triển thêm khách hàng mới là yếu tố đánh giá sự phát triển của một công ty vì nó đồng nghĩa với việc tăng doanh thu và lợi nhuận.
Một sản phẩm có thương hiệu có nghĩa là sản phẩm đó đã được sự tin tưởng bởi đại đa số khách hàng trong phân khúc mà sản phẩm nhắm đến, vì thế theo tâm lý đám đông thì những khách hàng mới lọt vào phân khúc mà sản phẩm nhắm đến thì tỷ lệ khách hàng đó lựa chọn sản phẩm và dịch vụ đã có thương hiệu sẽ cao hơn. Như thế khả năng có thêm khách hàng mới của một sản phẩm có thương hiệu thường cao hơn những sản phẩm cùng loại trong một phân khúc.
Thu nhập của người Việt Nam chưa cao, nếu xét về nhu cầu đi lại đa phần người dân chỉ có thể sử dụng chiếc xe mô tô 2 bánh. Nhưng giả sử khi mức sống tăng thêm, người tiêu dùng có khả năng chi trả cho một chiếc xe ô tô thì nhất định thương hiệu BMW – Mec – Toyota là những thương hiệu được họ lựa chọn đầu tiên chứ không phải là Kia hay Dewoo hay Lyfan.
2/ Duy trì lượng khách hàng trung thành:
Trong thời kỳ cạnh tranh như ngày nay, việc giữ khách hàng trung thành với nhãn hiệu là một vấn đề đặt ra cho mọi công ty. Các công ty đã và đang dùng rất nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ chân khách hàng của mình: sử dụng thẻ member ship card, tích lũy điểm để nhận thưởng, giảm giá đối với khách hàng cũ, quan tâm đến những người thân của khách hàng, chất lượng dịch vụ. . .
Theo nghiên cứu thì mức độ trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm và dịch vụ ngày càng thấp lý do ảnh hưởng của quảng cáo, bị cám dỗ bởi giá thành và chế độ hậu mãi và chất lượng sản phẩm thì gần như tương đồng. Khi khách hàng đứng trước những cám dỗ của những yếu tố này chỉ còn có một lý do khiến khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta đó là thương hiệu uy tín.
Có rất nhiều hãng sản xuất nước giải khát có gas nhưng tại sao trong cuộc đua chỉ còn hai đại gia Pepsi và Coca, Có rất nhiều hãng sản xuất xe gắn máy tại thị trường Việt Nam nhưng về lâu về dài chỉ còn một vài nhãn hiệu như Honda, Yamaha, SYM, Piaggo.
3/ Đưa ra chính sách giá cao:
Ai đó sãn sàng bỏ ra ngàn đô để mua cho mình một chiếc ví Louis Vuiton và hài lòng với nó và bên cạnh đó có những chiếc ví đẹp hơn về mẫu mã kiểu dáng và chất lượng bền hơn
Cũng như một thời rầm rộ về chuyện một nữ đại gia bất động sản tại TPHCM bỏ ra 1,3 triệu USD để tậu về cho mình chiếc Rolls Royce Phantom, hẳng đúng là một cách PR tên tuổi khá bài bản nhưng xét ở khía cạnh giá trị thương hiệu tích lũy trong chiếc xe này là bao nhiêu chắc hẳn chỉ có Rolls Royce mới biết
Định giá cao và người tiêu dùng sãn sàng bỏ tiền nhiêu hơn để mua một sản phẩm có thương hiệu vì chắc chắn một điều ngoài giá trị thực của sản phẩm họ đã bằng lòng trả thêm tiền cho một giá trị khác nữa khi sử dụng sản phẩm, đó là tài sản cụ thể nhất mà một thương hiệu có được. Đã có một thời “một lít nước tinh khiết đắt hơn một lít xăng”
4/ Giá trị của một thương hiệu còn thể hiện qua việc mở rộng thương hiệu.
Khi một nhãn hiệu thành công, được người tiêu dùng chấp nhận mang lại những khoản lợi nhuận cực kỳ lớn cho một Cty. Đứng dưới góc độ của một Marketing Manager họ tiếp tục dựa vào những uy tín của thương hiệu đang được khách hàng chấp nhận để đưa ra những dòng sản phẩm khán nhằm nói cho khách hàng biết rằng:” Chúng tôi còn có những sản phẩm chất lượng tốt, và hứa hẹn mang lại những giá trị khác nữa
HP đã có nhiều sản phẩm khác nhau như máy in, máy tính sách tay, máy photocophy, và nhiều thiết bị văn phòng mang thương hiệu HP, Cũng như Sony sản xuất ra cả tá thiết bị điện tử tiêu dùng mang chung một cái tên như máy tính sách tay, máy ảnh, máy quay phim, tủ lạnh, tivi và cả những thiết bị giải trí như Play Station. . .
Xét ở Việt Nam có thể nói cũng không nằm ngoài quy luật trên đối với thương hiệu Number One lúc đầu thành công nhờ vào nước tăng lực, sau này mở rộng ra các sản phẩm khác như trà xanh, sữa đậu nành . . . nhưng dường như không mấy thành công khi nước tăng lực đã gắn chết với thương hiệu Number one.
Đặc quyền của một thương hiệu là khả năng thành công cao khi cho ra đời một dòng sản phẩm mới mang tên thương hiệu đã và đang thành công, nhưng cái giá phải trả cũng không phải rẻ khi bỏ hết trứng vào cùng một rổ.
5/ Mở rộng kênh phân phối
Một yếu tố khiến các nhà phân phối quan tâm nhiều nhất đó là khả năng bán được sản phẩm mình đang phân phối, những sản phẩm có thương hiệu là những sản phẩm đã được khách hàng chấp nhận, do vậy việc phát triển hệ thống đa kênh đối với các sản phẩm là điều không mấy khó khăn.
Một yếu tố quan trọng nhất mà các nhà quản trị kênh phân phối đó là sự luân chuyển hàng hóa trong hệ thống kênh phân phối, một trong các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của một kênh phân phối tốt hay không tốt đó là mức độ tồn kho, hàng hóa được đến tay người tiêu dùng, thời gian hàng hóa nằm trong cửa hàng là ngắn nhất. . . và đó là lý do tại sao các mặt hàng có thương hiệu người tiêu dùng không phải suy nghĩ quá nhiều khi mua nó, nếu họ có khả năng về kinh tế